Kiến thức nha khoa
Các bệnh răng miệng
Nhiệt Miệng - Lở Miệng
Thời Gian Bị Lở Miệng Là Bao Lâu?
Những người bị lở miệng chắc hẳn sẽ rất khổ sở vì phải ăn cháo, uống nước nhiều hơn là ăn cơm, không được ăn những món mình thích vì chứng lở miệng đáng ghét? Điều đó khiến cho bạn căng thẳng, lo lắng không biết bệnh sẽ kéo dài bao lâu và bệnh có thể tự khỏi hay không?
Chữa Lở Miệng Cho Bé Như Thế Nào Là An Toàn
Lở miệng là căn bệnh thường gặp, bất cứ lứa tuổi nào cũng mắc phải một vài lần, trong đó trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Đặc biệt những bé sống ở vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm thường mắc bệnh lở miệng nhiều hơn bé sống ở khu vực ôn đới.
Bị Lở Miệng Uống Thuốc Gì Để Nhanh Hết?
Bị Lở Miệng Không Nên Ăn Gì?
Nguyên tắc cần và đủ để phòng và điều trị nhiệt miệng là làm mát cơ thể mọi lúc mọi nơi và không nên ăn những thực phẩm chua, cay nóng. Bởi chúng sẽ khiến cho bệnh lở miệng càng thêm nghiêm trọng. Dưới đây là những điều bạn cần lưu ý khi bị lở miệng.
Cách Điều Trị Bệnh Lở Miệng Tốt Nhất Hiện Nay
Bệnh lở miệng thường xuyên gây cho người mắc phải rất khó khăn trong việc ăn uống và nói chuyện. Lở miệng không gây hại cho tính mạng của bạn, tuy nhiên nó cũng phần nào cản trở mọi sinh hoạt hàng ngày của bạn như gây đau nhức và sưng mủ…
Bệnh Lở Miệng Là Gì? - Lở Miệng Có Lây Không?
Bệnh lở miệng cũng được xếp là bệnh lý thường gặp, nó khiến cho bệnh nhân cảm thấy đau rát, khổ sở mỗi khi ăn uống, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Vậy bệnh có lây nhiễm giữa người với người giống như một số bệnh lý răng miệng không? Câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
1. Bệnh lở miệng là gì?
Trước hết, cần phải hiểu được bệnh lở miệng chính là hiện tượng nướu, mô trong miệng xuất hiện các vết loét màu trắng có viền đỏ, hoặc các vết loét có đường kính từ 1 – 3mm. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lở miệng, có thể do stress, suy nghĩ quá nhiều khiến kệ miễn dịch suy giảm, khô miệng do uống thuốc,…
Bệnh lở miệng là hiện tượng xuất hiện các vết loét màu trắng có viền đỏ
2. Bệnh lở miệng có lây không?
Nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng - lở miệng là do virus Herpes gây ra nên có thể lây từ người này qua người khác, khi có tác động như chạm, tiếp xúc trực tiếp với vết lở miệng. Ngay cả khi chưa có vết lở, bệnh đang âm ỉ phát , khả năng lây nhiễm vẫn có thể xảy ra. Khi vết lở miệng bị vỡ, chảy máu thì khả năng lây nhiễm còn cao hơn rất nhiều.
Khi tiếp xúc với nguồn bệnh, không chỉ miệng bị lây mà nhiều bộ phận khác trên cơ thể cũng có khả năng lây bệnh như tay, môi,… Do đó, câu trả lời cho câu hỏi ‘Bệnh lở miệng có lây không’ chính là hoàn toàn có khả năng.
Virus Herpes là nguyên nhân gây bệnh lở miệng, nên bệnh có thể
lây truyền từ người này sang người khác
Thường thì sau khoảng 1 – 2 tuần bệnh lở miệng sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, vì bệnh lý này có khả năng lây nhiễm nên những người mắc bệnh không nên để nguyên để lở miệng tự biến mất mà nên thực hiện ngay các biện pháp chữa trị, không nên kéo dài thời gian ủ bệnh. Một số loại thuốc có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm như Acyclovir, Valacyclovir,… đều có tác dụng tiêu viêm, giúp vết lở ở miệng khỏi nhanh hơn.
Thuốc có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm giúp vết lở ở miệng khỏi nhanh hơn
3. Phòng tránh lây nhiễm bệnh lở miệng như thế nào?
Không chạm hay tiếp xúc trực tiếp vào vết lở ở miệng. Trong trường hợp tiếp xúc nên rửa lại tay thật sạch và tránh chạm vào người khác để giảm thiểu tình trạng lây nhiễm bắc cầu.
Sau khi tiếp xúc với vết lở miệng phải rửa tay thật sạch để tránh lây cho người khác
Nên bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể như vitamin, chất sắt,… Uống nhiều nước trong ngày để ngăn chặn hình thành bệnh lở miệng từ bên trong.
Nên bổ sung vitamin, chất sắt và nước để ngăn chặn bệnh
Hạn chế đến mức tối thiểu việc dùng chung đồ với người mắc bệnh lở miệng (Bàn chải đánh răng, cốc uống nước, khẩu trang,…) Tuy tiếp xúc trực tiếp vẫn mang lại nguy cơ lây nhiễm cao hơn nhưng không phải vì thế mà chủ quan, bệnh lở miệng nhiều trường hợp vẫn có khả năng lây nhiễm qua đường gián tiếp.
Hạn chế dùng đồ chung với người mắc bệnh
Bệnh lở miệng là bệnh lý hoàn toàn có khả năng lây nhiễm nếu không biết cách phòng tránh. Cách đơn giản nhất đó là hạn chế tiếp xúc trực tiếp với vết lở miệng của người bệnh. Bên cạnh đó, nên lưu ý tránh các tiếp xúc gián tiếp để ngăn chặn lây nhiễm. Nếu thấy xuất hiện dấu hiệu của bệnh lở miệng, nên đến ngay cơ sở nha khoa uy tín để chữa trị ngay từ đầu, bệnh sẽ khỏi nhanh hơn và thời gian chữa trị cũng được rút ngắn.
Cách Phòng Tránh Và Giảm Đau Khi Bị Nhiệt Miệng Hay Nhất
Chữa Nhiệt Miệng Bằng Thuốc Nam Hiệu Quả Tại Nhà
Cách Điều Trị Và Phòng Tránh Bị Nhiệt Miệng - Lở Miệng Hay Nhất Hiện nay
Nguyên Nhân Chính Bị Lở Miệng - Nhiệt Miệng - Viêm Loét Miệng
- Trang đầu
- Trang trước
- 1
- 2
- Trang sau
- Trang cuối